top of page

Bạn Đã Thực Sự Biết Về Các Loại Lọc Khí - Lọc Bụi Phòng Sạch

Updated: Jan 6, 2022

Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, nền công nghiệp trong nước đã phát triển vượt bậc và có những bước chuyển mình ngoạn mục, tuy nhiên hệ lụy theo đó lại là những tác động tiêu cực không nhỏ đến chất lượng không khí. Sự thay đổi lớn trong thành phần không khí cũng như sự xuất hiện của các khí lạ dẫn đến giảm chất lượng không khí. Vì vậy, bất cứ phòng sạch trong các lĩnh vực nào cũng đều cần đến hệ thống lọc phòng sạch. Lọc phòng sạch không chỉ đảm bảo không khí sạch ở mức bình thường mà còn có thể lọc khí đem lại bầu không khí siêu sạch đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe cho các lĩnh vực đặc biệt như: dược phẩm, mỹ phẩm, điện tử, ô tô, y tế, hàng không vũ trụ v.v…


Vậy có các loại lọc khí phòng sạch nào và một số điểm cần lưu ý đối với hệ thống lọc phòng sạch? Hãy cùng VAF tìm hiểu câu trả lời dưới đây bạn nhé!


1. Khái niệm phòng sạch

Phòng sạch (cleanroom) theo định nghĩa bởi tiêu chuẩn ISO 14644-1: là một phòng mà nồng độ của hạt lơ lửng trong không khí bị khống chế và nó được xây dựng và sử dụng trong một kết cấu sao cho sự có mặt, sự sản sinh và duy trì các hạt trong phòng được giảm đến tối thiểu và các yếu tố khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất đều có thể khống chế và điều khiển. Khi tất cả các yếu tố trong phòng đều được kiểm soát sẽ giúp hạn chế tối đa việc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm chéo của sản phẩm trong quá trình nghiên cứu, sản xuất đảm bảo vô trùng.


Hiện nay, phòng sạch đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, công nghệ sinh học, điện tử… các ngành yêu cầu về việc kiểm soát mức độ bụi và các thành phần trong không khí.


Để có thể kiểm soát dòng không khí ra vào phòng sạch cần có hệ thống lọc khí phòng sạch, đạt tiêu chuẩn và đảm bảo chức năng của mỗi phòng sạch.

2. Các loại lọc khí phòng sạch

Tùy theo thiết kế và mục đích sử dụng của phòng sạch mà lọc khí phòng sạch được phân thành các loại khác nhau. Đối với nhu cầu lọc khí phòng sạch, thông thường có 2 mục tiêu lọc chính: Lọc hạt lơ lửng và lọc pha khí.


Lọc hạt lơ lửng:

Hệ thống lọc giữ lại 99.99% các hạt tự do có kích thước từ 0.3 micro trở lên.


Lọc thô (lọc sơ cấp)

Dùng để xử lý rác lơ lửng, côn trùng, bụi xi măng, hạt bụi kích thước lớn, phấn hoa… Lọc thô hoặc còn gọi là lọc sơ cấp là loại lọc cơ bản nhất trong các tầng lọc của mọi hệ thống lọc. Theo tiêu chuẩn EN779, lọc thô được xếp ở cấp độ lọc từ G1 đến G4. Lọc thô thường được sử dụng làm tầng lọc đầu tiên trong các hệ thống lọc không khí. Thông thường chúng được đặt trước các tấm Lọc tinh, Lọc HEPA và Lọc ULPA. Lọc thô có nhiệm vụ xử lý không khí trước khi đi qua các tấm lọc phía sau. Lọc thô thường có chu kỳ sử dụng ngắn (cần phải vệ sinh hoặc thay mới) vì thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài và tích tụ rất nhiều lượng bụi bẩn, tạp chất,...


Có 4 loại lọc khí thô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:

● Lọc thô dạng cuộn.

● Lọc thô dạng khung giấy.

● Lọc thô khung nhôm.

● Lọc thô dạng túi.


Mỗi loại lọc khí phòng sạch có ứng dụng và cách sử dụng riêng nhằm phù hợp với các chức năng và môi trường làm việc khác khau. Tùy theo mục đích sử dụng của từng phòng sạch mà lựa chọn loại lọc phòng sạch phù hợp để đảm bảo môi trường và hiệu quả làm việc.


Lọc tinh (lọc thứ cấp)

Lọc muội than, bụi mịn, vi khuẩn trên các hạt lơ lửng kích thước lớn (1 - 10 Micron, hơi dầu, khói thuốc, khói gốc kim loại)… Lọc Tinh giúp bảo vệ và tăng tuổi thọ cho lọc HEPA, cho phép Lọc HEPA xử lý hiệu quả những hạt kích thước nhỏ nhất. Lọc tinh hay còn gọi là lọc thứ cấp là loại lọc thường được xếp ở tầng lọc thứ 2 trong hệ thống lọc khí phòng sạch, hệ thống lọc khí công nghiệp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lọc tinh khác nhau, từ lọc tinh dạng tấm cho đến lọc tinh dạng túi với mong muốn đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của quý khách hàng.


Sản phẩm lọc tinh thường được chia thành 4 loại:

● Lọc túi.

● Lọc thứ cấp dạng Mini Pleat.

● Lọc thứ cấp Separator.

● Lọc thứ cấp dạng V-bank.


Lọc HEPA

Đây là màng lọc quan trọng nhất, bộ lọc có thể bắt giữ được các hạt bụi rất nhỏ với kích thước từ 0.3 micromet như nấm bào tử, phấn hoa, nấm mốc, bụi không khí,…Theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 1822 - Thử nghiệm bộ lọc HEPA đã đưa ra các chỉ số trên từng bộ lọc tương ứng với khả năng lọc của nó.

● H13 lọc được 99.99% bụi bẩn

● H14 lọc được 99.999% bụi bẩn

● Bộ lọc HEPA có xếp hạng càng cao thì càng hút bụi hiệu quả hơn.


Có 3 cơ chế lọc cơ bản của lọc khí HEPA:

– Một là cơ chế kết dính. Các hạt trong không khí tiếp xúc với sợi vật liệu trong vòng một bán kính sẽ bị kết dính vào đó.

– Hai là cơ chế va chạm. Do các hạt bụi lớn sẽ phải xuyên qua lưới lọc bằng các dòng chuyển động cong nên chúng không thể thoát khỏi lưới sợi và bị giữ lại. Hiệu ứng này sẽ càng tăng ở các lớp lưới lọc phía trong và khi có vận tốc dòng lớn hơn trong hệ thống lọc khí phòng sạch.

– Ba là cơ chế liên kết. Cơ chế này dựa trên nguyên lý của chuyển động Brown giúp tăng khả năng giữ lại các tiểu phân nhỏ. Đặc biệt chiếm ưu thế đối với các dòng khí có vận tốc nhỏ.


Lọc pha khí: Hệ thống loại bỏ khí hóa học có ảnh hưởng xấu đến môi trường sản xuất

Lọc Carbon: Chứa than hoạt tính, than hoạt tính ngâm tẩm hoặc nhôm hoạt tính. Chúng có tác dụng hấp thụ mùi, khí ô nhiễm, xử lý BTEX, VOCs, Formaldehyde v.v…

Lọc pha khí chuyên dụng: Sử dụng những loại hạt được thiết kế cho những nhóm khí nhất định: Khói động cơ phản lực, khói dầu Diesel, ethylene, mùi phát sinh từ rác, mùi phát sinh từ hoạt động xử lý nước thải, khí ga có tính ăn mòn...


3. Một số điểm cần lưu ý đối với hệ thống lọc phòng sạch

Hệ thống lọc khí phòng sạch là mô hình sắp xếp các tấm lọc theo đường di chuyển của dòng không khí. Việc sắp xếp lần lượt như vậy sẽ giúp màng lọc có thể giữ lại các hạt bụi, tạp chất, vi khuẩn, khí độc… một cách dễ dàng. Không khí sau khi đi qua hệ thống lọc sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn đã đề ra của phòng sạch. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả lọc và kéo dài tuổi thọ của hệ thống lọc phòng sạch cần lưu ý một số vấn đề sau:


● Các hạt bụi và tạp chất trong không khí có nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau. Tùy theo chức năng và mục đích sử dụng phòng sạch mà lựa chọn loại lọc bụi phòng sạch phù hợp để tiết kiệm chi phí và phát huy tác dụng lọc tối đa.

● Các tấm lọc trong hệ thống lọc khí phòng sạch sẽ được thiết kế theo một thứ tự nhất định. Để dòng khí đi qua được các tấm lọc, áp lực của tấm lọc trước phải lớn hơn áp lực của tấm lọc sau để tạo ra sự chênh lệch áp suất. Ở mỗi tấm lọc bụi phòng sạch, các thông số kỹ thuật về chênh áp ban đầu và chênh áp cuối đều được ghi rõ. Vì vậy, cần tìm hiểu các thông số để lựa chọn được thiết bị lọc phòng sạch phù hợp nhất.

● Thiết bị lọc khí phòng sạch là vật tư tiêu hao – luôn có một chu kỳ sử dụng nhất định. Sau một thời gian sử dụng, lọc phòng sạch sẽ càng ngày càng giảm hiệu năng do các hạt bụi, vi khuẩn, nấm mốc phát sinh… nằm bít kín các lỗ lọc. Áp lực cản của lọc ngày càng lớn làm dòng không khí không thể đi qua. Do vậy, để luôn đảm bảo chất lượng không khí và nâng cao tuổi thọ hệ thống lọc phòng sạch, cần thường xuyên kiểm tra và thay mới màng lọc khi đến chu kỳ. Một trong những chia sẻ được bật mí đó là việc lựa chọn sản phẩm lọc đạt chuẩn chất lượng quốc tế với chi phí hợp lý như VAF không chỉ giúp tiết kiệm chi phí ở giai đoạn đầu tư, mà còn giúp tiết kiệm rất nhiều ngân sách ở những năm vận hành về sau.


Quý khách đang có nhu cầu về xây dựng hệ thống phòng sạch?

Hãy liên hệ ngay đến Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Lọc Khí Việt (VAF) theo số

Hotline: 1900 8949


Chúng tôi tự hào và đơn vị đầu tiên về sản xuất lọc khí công nghiệp và thiết bị phòng sạch tại Việt Nam, với hơn 13 năm hình thành và phát triển, Lọc Khí Việt đã liên tục phát triển về quy mô, công nghệ, và quy trình sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu lọc khí của khách hàng.


Đến nay, VAF đã đạt được & tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường lọc khí công nghiệp và thiết bị phòng sạch tại Việt Nam với năng suất nhà máy đạt trên 1 triệu sản phẩm/ năm.

Hãy đồng hành cùng VAF ngay hôm nay.




Comments


bottom of page